Tìm nguồn cung cacao
Thủy Nguyễn
Thợ săn Cacao
Với chúng tôi, Nguyễn Thị Lệ Thủy chính là tương lai của ngành cacao. Thủy về cơ bản không biết sô cô la là gì cho đến khi cô vào đại học. Hiện tại, cô đã có kinh nghiệm từng trải qua khắp mọi tỉnh thành trên đất nước, và có thể nhận biết được sự khác biệt tinh tế của sô cô la mỗi vùng.
QUÊ CÔ Ở ĐÂU?
Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
KỶ NIỆM ĐẦU TIÊN CỦA CÔ VỀ SÔ CÔ LA LÀ GÌ?
Trong suốt thời niên thiếu của tôi hầu như không có sự hiện diện của sô cô la. Tôi nhớ có lần được ăn thử một loại kem có màu nâu tên là ‘sô cô la’, nhưng cũng không nghĩ quá nhiều về nguồn gốc của nó.
Khi 18 tuổi, tôi chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để học đại học.
Lần thưởng thức sô cô la một cách chính thức của tôi là với một thanh Hershey mua trong siêu thị với giá khoảng 100 000 đồng. Đó là một số tiền lớn với một sinh viên hồi đó. Mặc dù rất thích mùi vị đó, nhưng tôi không thể ngày nào cũng mua để ăn được.
DUYÊN CỚ GÌ ĐÃ ĐƯA CÔ ĐẾN VỚI SÔ CÔ LA?
Một ngày tôi không còn hứng thú với công việc văn phòng trước đây của mình, tôi quyết định nghỉ việc và đi du lịch quanh Châu Á vào năm 2014. Tôi ở trọ và làm việc ngắn hạn tại các trang trại nuôi trồng hữu cơ tại miền Bắc và Tây Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi quay lại Việt Nam. Rồi tôi đọc được một bài đăng của blogger tên là Tony Buổi Sáng về một công ty mới tên là Marou, sáng lập bởi hai người nước ngoài với sứ mệnh sản xuất sô cô la chất lượng cao. Tôi đã rất ngạc nhiên vì khái niệm hạt cacao từ Việt Nam, làm nên sô cô la Việt Nam là không thể, sô cô la vốn chỉ có nguồn gốc từ Châu u và Châu Mỹ thôi! Tôi liên lạc với Sam nhưng anh chưa có việc gì tôi có thể làm được cả, công ty hồi đó còn rất nhỏ.
Nhưng cuộc gặp ngắn ngủi đó với Sam đã mang lại cảm hứng cho tôi khởi hành tới Bali, ghé thăm nơi sản xuất sô cô la Bamboo tại đó để học thêm về quy trình làm sô cô la. Khi trở lại, tôi dành vài tháng để nghiên cứu về nghiên cứu cacao tại Việt Nam. Tôi liên lạc với một người bạn lúc đó đang công tác tại Đại học Nông Lâm, chuyên sản xuất máy nghiền và tách hạt cacao chuyên dụng. Anh giới thiệu tôi với một nhóm các chú nông dân tại Đắk Lăk đang có ý định mua máy.
BÂY GIỜ CÔ CÓ THÍCH ĂN SÔ CÔ LA KHÔNG?
Tôi chỉ mới bắt đầu hiểu về sô cô la khi ở độ tuổi 20! Khi làm việc với Marou, tôi đã dành rất nhiều thời gian đi khám phá thực địa với Alex, một nhà nông học cũng đang làm việc tại Marou.
Alex đã rất kiên nhẫn giải thích với tôi sự khác biệt tinh tế giữa các loại hạt và làm thế nào để phát hiện sự bất thường và mùi vị lạ. Đó là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian. Bây giờ, tôi khó có thể ăn và thưởng thức sô cô la công nghiệp, bởi với tư cách là một người mua hạt ‘khó tính’, tôi biết rồi cũng sẽ có người khác hỏi mua những hạt cacao thứ phẩm không đạt tiêu chuẩn.
CÔ CẢM THẤY TƯƠNG LAI CỦA CACAO VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
Chúng tôi luôn tiếp tục gặp gỡ những cô chú nông dân với niềm đam mê và hoài bão phát triển giống cacao Việt Nam thượng hạng. Nhà nước hiện cũng đang chú ý nhiều hơn đến ngành công nghiệp cacao, vì vậy tôi thực sự lạc quan về tương lai cacao tại Việt Nam. Rất nhiều cô chú nông dân nói với tôi rằng trồng cacao dễ hơn rất nhiều so với cây nông nghiệp khác. Bạn có thể trồng chúng trong bóng mát của các loại cây trồng khác – cacao có rất nhiều thuộc tính tốt.
Liên hệ
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Sô cô la Marou
sales@marouchocolate.com
+84 283 729 2753
169 Calmette
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam